Cùng Ann tìm hiểu cách nấu cơm gạo lứt qua bài viết dưới đây để có ngay bát cơm thơm dẻo và hấp dẫn hơn nhé!
Thay vì dùng cơm trắng trong các bữa ăn thông thường, nhiều người cũng ưu ái lựa chọn cơm được nấu từ gạo lứt. Với bảng thành phần đặc sắc bao gồm chất xơ, các loại vitamin và nhiều khoáng chất, gạo lứt cũng được xếp vào dàn “siêu thực phẩm” bởi các chuyên gia dinh dưỡng. Sử dụng gạo lứt thường xuyên sẽ giúp cơ thể được thải độc, giảm lượng cholesterol và giảm cân hiệu quả.
Do đó, gạo lứt luôn thường xuyên góp mặt trong các thực đơn ăn kiêng hay các bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên nếu không biết cách nấu, cơm từ gạo lứt có thể gây khó ăn bởi cơm có thể bị khô hoặc nhão. Vậy đâu là cách nấu cơm gạo lứt ngon chuẩn vị? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn.
1. Các loại gạo lứt và cách chọn gạo ngon
Để có được những bát cơm gạo lứt thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng, việc chú trọng đến chất lượng của từng hạt gạo lứt là điều rất cần thiết. Hiện nay, trên thị trường đã có mặt các loại gạo lứt khác nhau với công dụng và hàm lượng dinh dưỡng riêng biệt phụ thuộc vào việc chọn lựa và cách nấu cơm gạo lứt:
- Gạo lứt đỏ: Gạo có màu đỏ nâu và chứa nhiều magie, kẽm, canxi,… rất thích hợp cho các đối tượng mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch hoặc người đang giảm cân.
- Gạo lứt đen: Hay được gọi là gạo lứt tím bởi màu tím than đặc trưng. Trong gạo lứt đen thường chứa nhiều chất xơ và hàm lượng đường ít, được sử dụng phổ biến ở người ăn kiêng hoặc dùng để ngăn ngừa nhiều loại bệnh.
- Gạo lứt trắng: Gạo lứt có màu trắng ngà và đường dùng ở hầu hết các đối tượng thuộc mọi độ tuổi khác nhau.
Các loại gạo lứt
Do đó, để đảm bảo mùi vị và lượng dinh dưỡng từ gạo lứt, bạn cần lựa chọn địa chỉ mua uy tín và có thông tin về nguồn gốc của sản phẩm rõ ràng. Không chọn những hạt dơ, bị sâu hay mối, mọt và tốt nhất nên được đóng kín kỹ lưỡng.
2. Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện
Các bước thực hiện cũng khá tương tự như cách nấu cơm thông thường, tuy nhiên hội chị em cũng cần chú tâm một vài lưu ý để tránh gạo lứt nấu xong bị nhão hay quá khô.
Bước 1: Gạo sau khi mua về đem vo sạch dưới vòi nước lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên vo quá nhiều lần vì sẽ khiến cho gạo lứt bị nát hoặc mất chất.
Tiến hành ngâm trong nước lạnh và để qua đêm. Nếu muốn chế biến liền, bạn có thể ngâm gạo lứt trong nước ấm tầm 45 phút để hạt gạo mềm hơn.
Bước 2: Cho gạo và nước vào nồi với tỉ lệ nước và gạo là 2:1. Lưu ý lượng nước cho vào được đong theo lượng gạo ban đầu, tức gạo vẫn chưa được đem đi ngâm. Vì sau khi đã ngâm gạo lứt thường sẽ nở ra, dẫn đến cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm cũng không ngon vì cơm có thể bị nhão.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện
Bước 3: Cắm điện và đợi cho đến khi gạo lứt được nấu chín, sau đó bạn nên để khoảng 15 phút để hạt cơm mềm hơn. Xới cơm rồi cho vào chén thưởng thức.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm tuy đơn giản nhưng vẫn đảm bảo mùi vị gạo lứt thơm ngon và bổ dưỡng. Hơn nữa, bạn nên ăn chung với các món ăn khác để bữa cơm thêm đậm vị và hấp dẫn hơn.
3. Cách nấu cơm gạo lứt bằng bếp gas
Thay vì dùng nồi cơm để nấu, bạn có thể nấu trực tiếp trên bếp gas để dễ dàng kiểm tra độ chín của cơm gạo lứt.
Bước 1: Đem vo sạch gạo lứt dưới vòi nước, lưu ý bạn chỉ nên vo trong khoảng từ 2-3 lần. Tiếp đến ngâm gạo trong nước ấm khoảng 45 phút để gạo mềm, dễ nấu hơn.
Bước 2: Vớt gạo vừa ngâm xong và cho vào nồi, trải đều mặt gạo. Sau đó cho lượng nước thích hợp vào nấu chung. Ngoài ra, cách nấu cơm gạo lứt sẽ ngon hơn nếu thêm vào ít muối hoặc dầu vào tùy vào sở thích.
Bước 3: Bật lửa to rồi nấu trong vòng 10 phút. Khi nước đã sôi, bạn xới cơm cho đều rồi điều chỉnh lửa nhỏ dần xuống.
Bước 4: Sau 10 phút, tắt bếp và để thêm vài phút là đã có thể thưởng thức.
Cách nấu cơm gạo lứt bằng bếp gas
Cả hai cách nấu cơm gạo lứt bằng bếp gas hoặc nồi cơm điện đều đảm bảo giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng có trong loại gạo này. Do đó, bạn có thể yên tâm “lăn xả” vào bếp để chế biến nhiều món ăn từ cơm gạo lứt thơm ngon, bổ dưỡng.
Hy vọng với những gợi ý trên đây về cách nấu cơm gạo lứt sẽ giúp các chị em nội trợ có thêm nhiều nguồn kiến thức bổ ích.